Trong nghệ thuật Hình_tượng_loài_thú_trong_văn_hóa

Trong điêu khắc

Tượng Kỳ lân ở Đài Loan

Động vật là loài thú là đối tượng quan trọng trong điêu khắc, những người tiền sử từ thời đồ đá cũ đã tạo ra một số tác phẩm điêu khắc thú bằng hình chạm nổi. Trong tạo hình nghệ thuật, nhiều loài thú là đối tượng chủ yếu (dù tượng chim, cá cũng thông dụng) cho nghệ thuật điêu khắc, trong đó có điêu khắc tượng, phổ biến là tượng đồng, tượng đá và các dạng vật chất khác. Trong điêu khắc tượng đá, hình ảnh những con thú, đặc biệt là con thú cở lớn là nguồn cảm hứng khắc họa nổi bật, đa phần các con thú là loài bốn chân vì vậy, việc chạm khắc các tượng đá hình thú cở lớn khi đặt hạ sẽ tạo sự chắc chắn cho bức tượng, bốn cái chân thú thường được thiết kế như giá nâng đỡ và phân bố trải đều trọng lượng của bức tượng vì vậy có thể thiết kế và đúc những pho tượng thú hoặc thần thú khổng lồ để chưng bày trong không gian lớn.

Hình tượng ngựasư tử là một trong những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của người Assyria. Các nhà điêu khắc Ai Cập đã tạo ra các hình tượng tự nhiên như gia súc, lừa, hà mã, vượn. Các nghệ nhân điêu khắc Trung Quốc cổ đại đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc động vật cở nhỏ (tượng thú nhỏ) bằng đồng và gốm. Động vật có vú là chủ đề chính cho tác phẩm điêu khắc của các bộ tộc du mục ở Âu-Á và Bắc Âu, họ đã trở thành cơ sở cho những tưởng tượng phóng đại phức tạp. Trong nỗ lực tưởng tượng các vị thần và các sinh vật thần thoại, các nhà điêu khắc đã sáng tạo ra những tác phẩm dựa trên sự kết hợp của hình dạng động vật và con người, ví dụ như Nhân mã, Minotaur và các vị thần đầu thú của thế giới cổ đại.

Nghệ thuật tạo hình dựa trên phong cách động vật này đã đóng góp vào truyền thống phong phú của nghệ thuật điêu khắc động vật trong nghệ thuật thời Trung cổ. Trong ngành tạc tượng có nhiều chủ đề đa dạng và phong phú về các loài vật, trong đó, con ngựa luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc phương Tây, nhưng các loài động vật có vú khác cũng đã xuất hiện trong tác phẩm của các nhà điêu khắc như Giambologna vào thế kỷ 16 và Antoine-Louis Barye vào thế kỷ 19, cũng như nhiều nhà điêu khắc về vườn và đài phun nước. Trong số các nhà điêu khắc hiện đại đã sử dụng rộng rãi động vật hoặc các hình dạng giống động vật là Constantin Brancusi, Pablo Picasso, Gerhard Marcks, Germaine Richier, François Pompon, Pino PascaliFrançois-Xavier-Maxime Lalanne.

Một số bức tượng đá điêu khắc về các loài thú
  • Tượng thỏ đá ở Nhật Bản
  • Tượng lợn rừng ở Nhật Bản
  • Tượng Nhân sư châu Âu ở La Granja de San Ildefonso
  • Tượng voi đá ở Đài Loan
  • Tượng mẹ con bò ở Ấn Độ
  • Di chỉ bò thần Nadin của người Champa tại Thánh địa Mỹ Sơn
  • Tượng một chú mèo ở châu Âu
  • Tượng vui về một chú chuột

Ở một số nước trên thế giới, người ta tạc tượng nhân sư tức đầu người-mình thú, một số nơi thì tạc tượng kiểu đầu thú-mình người, người ta làm tượng nhân sư để hướng đến giá trị nhân văn, nghĩa là con thú có như thế nào thì vẫn mong muốn chúng có suy nghĩ và tình cảm của con người[11][12]. Ngày nay, việc thi công đắp con vật, thú bằng chất liệu xi-măng đang được sư lựa chọn của nhiều trường học, khu vui chơi, khu du lịch, công viên, hình ảnh một bức tượng thú được đắp xi măng dần trở nên khá quen thuộc và phổ biến. Khi tạc tượng thú tả thực, để có bức tượng thú sinh động, nghệ nhân sẽ tìm hiểu về tập quán sống, khả năng phát triển, hình dáng cơ bản của chúng trong mọi trạng thái như hiền, hung hăng, hài hước, màu sắc thay đổi như thế nào khi còn nhỏ, trưởng thành, già[13], Ở Việt Nam, tại Chùa Phật Tích có tượng 10 linh thú bằng đá được công nhận là bảo vật Quốc gia. Tượng 10 linh thú bằng đá được tạo thành từng cặp đăng đối chầu trước cửa tam bảo gồm sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Sự hiện diện của 10 linh thú này với ý nghĩa chúng là những con vật có trong phật thoại vừa quy phục phật pháp vừa bảo vệ phật pháp[14].

Trong hội họa

Họa phẩm về những chú lợn rậm lông

Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật, nhất là các loài thú (động vật có vú) đã là một đề tài được lựa chọn và ưa thích. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng, trong đó người ta chủ yếu vẽ về những con voi, ngựa, tê giác là các loài thú lớn kỳ vĩ. Trong đời sống nguyên thủy, động vật trở thành bạn, trở thành con mồi, trở thành kẻ thù và thậm chí trở thành vật tổ nên sự lựa chọn hình tượng con vật để khắc họa là phổ biến trong nghệ thuật tạo hình nguyên thủy, cách tạo hình này thoạt nhìn đã có sự lựa chọn hình ảnh trung tâm, chủ đề và bố cục rõ ràng, các con thú được diễn tả khi đang di chuyển một cách ấn tượng.

Từ hình tượng thú vật được vẽ với cách tư duy ngây thơ của người nguyên thủy đến những tính toán khoa học nghiêm xác trong nghệ thuật Trung cổ, Phục Hưng, và tới những khai phá của nghệ thuật thời cận đại, hiện đại, có thể nói rằng hình tượng động vật đã trở thành một trong những minh chứng cho sự biến đổi của tư duy nghệ thuật nhân loại. Sự lựa chọn con vật nào để khắc họa chính là sự lựa chọn biểu tượng để diễn ý một cách hiệu quả nhất, ví dụ như chó là hiện thân của sự trung thành thậm chí đôi khi loài vật cũng chính là hình ảnh của tổ tiên một chủng người nào đó, và thậm chí thú vật trở thành sức mạnh của những vị thần đầy quyền uy mà phần lớn có nguồn gốc thú.

Trong thời Trung đại có tác phẩm “Người đàn bà và con chồn" của Leonardo da Vinci trong đó chi tiết con chồn dường như chứa đựng nhiều điều bí mật, nó trở thành một điều gì đấy mờ ám, ma mị, lôi cuốn sự tò mò hay có những câu chuyện ẩn sau hình ảnh con chồn mà người phụ nữ đang bồng trên tay, con chồn ở đây là sự ngầm ý về một người tình bí mật của một bá tước, con chồn là biểu tượng của ngôi nhà Sforza, xung quanh những giai thoại đó chúng ta thấy rằng sự lựa chọn con chồn trở thành một biểu tượng trong tác phẩm của mình. Trong tác phẩm kinh điển “Guernica” của Picasso, có rất nhiều tiếng gào thét thể hiện cho những nỗi đau, sự căm phẫn và hoảng loạn, là những tiếng thét con người và loài thú, cụ thể là một con bò đực và một con ngựa. Qua hình tượng con bò đực và con ngựa vốn là những biểu tượng văn hóa của Tây Ban Nha, người ta cảm nhận sự hỗn loạn trong chiến trận đã được tác giả mô tả thành công nhờ sự hòa trộn giữa hình tượng con người và loài vật.

Một số họa phẩm về các loài thú
  • Tranh vẽ một con thỏ sứ ma đang ngắm một cô thiếu nữ đang say ngủ
  • Họa phẩm về các loài thú chung sống hòa bình với con người

Ở Việt Nam, trong hội họa, từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng với các dòng tranh dân gian, tranh Đông Hồ nói chung và bức tranh “Đám cưới chuột” nói riêng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam nó hiện lên bức tranh đậm nét dân dã, mang tính cộng đồng cao, vừa hóm hỉnh, vừa rất thâm thúy, sâu cay, qua đó phê phán thói hư, tật xấu của con người trong xã hội phong kiến[15], “Đám cưới chuột” có gam màu chủ đạo đỏ, xanh, vàng của dòng tranh dân gian Đông Hồ, những chú chuột là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác, không chỉ là bức tranh dừng lại ở nghệ thuật giải trí đơn thuần mà người xưa muốn mượn hình ảnh chuột để minh chứng sống động cho quan hệ kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu trong xã hội phong kiến; mỉa mai, châm biếm một cách hài hước, sâu cay một tệ nạn xã hội cần lên án và loại bỏ[16][17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_loài_thú_trong_văn_hóa http://baotanglichsuvn.com/bo-than-nandin-limoaw-k... http://cbs2.com/local/Panda.Cub.Name.2.1318202.htm... http://www.cbsnews.com/8301-205_162-57508413/its-a... http://www.gaypopbuzz.com/gay-wolves-guide/ http://books.google.com/books?id=sDfQpNfdlMQC http://comics.ign.com/top-100-villains/69.html http://www.livescience.com/24741-san-diego-panda-n... http://www.pandasliveon.com/giantpandas/2010/09/go... http://www.southerndecadence.net http://blogs.sandiegozoo.org/blog/2010/09/25/make-...